Hướng dẫn xả niệm và lấy giấy chùi niệm
Không cần kĩ thuật thiền cao siêu gì, bạn vẫn có thể ngộ ra những khái niệm căn bản từ bài tập đơn giản.
Giang hồ đồn là Phật có 84.000 pháp, nói theo ngôn ngữ ở đây là có 84.000 fitness exercises (tùy vào tính cách, căn cơ từng người mà huấn luyện viên đưa ra lịch tập và bài tập phù hợp); hay 84.000 NoPills.
Trong một góc nhìn thì mình xem Phật và bao nhiêu ông đi trước là mấy ông drug dealers, trùm buôn thuốc.
Chơi nopill xong bạn sẽ ngáo vãi lol.
Cái méo gì mà “sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Cái quần gì mà “đừng ở nơi sắc mà sinh tâm ra, đừng ở nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sinh tâm ra. Hãy sinh cái tâm không ở đâu cả. Nếu tâm ở đâu thì chính như thế là phi trụ ở”
Bài NoPill 2 là dạng nặng, nốc vào được và bỏ đi được khái niệm không gian thì đã rớt cả não và bay đến vô cực (nói cho ngầu vậy, chứ nó vẫn là ở đây và bây giờ thôi, không phải nơi xa xôi nào đâu).
Mình không phải là drug dealer hay fitness coach, mình đơn giản là đang rảnh rỗi và chia sẻ kinh nghiệm chơi đồ.
Nhưng hàng nopill này của mình không phải là Phật pháp, đây là những gì mình xổ ra sau khi chơi hàng chính hãng.
Nói thẳng ra là những suy nghĩ này dựa vào trải nghiệm và tà kiến của mình, và mình không coi những suy nghĩ này là thật hay nghiêm túc chút nào.
Bản chất của Nopills vẫn là thuốc xổ, nếu bạn cảm thấy bạn học được gì hay ho hay trở nên tốt hơn sau khi đọc series này thì có nghĩa là bạn chưa nốc NoPill.
Nhưng cũng oke thôi.
Sự thật là bạn không nốc NoPill, mà là NoPill nốc bạn; bạn không tập tạ, mà là tạ tập bạn.
Bởi vậy ngành fitness này rẻ lắm, nó đã miễn phí 2500+ năm nay rồi.
Mấy ông drug dealers toàn cho free thuốc.
Mấy ông Contemplative Fitness Coaches thì huấn luyện không công; ai làm full time thì chỉ có sống bằng bố thí.
NoPill không phải là những thứ trừu tượng hay triết lý để hiểu hay học, nó làm cho bạn đau bụng để bạn nhận ra trong bụng bạn có gì, nó chỉ nói đến những trải nghiệm trực tiếp, thứ ở ngay trước mặt bạn, thứ mà bạn luôn luôn có.
Mình nghĩ “xả niệm ra giấy” là bài tập dễ nhất của Contemplative Fitness.
Giống như khi bạn mới tập tạ thì người ta cho bạn đẩy thanh tạ không trước vậy.
Nó rất dễ và nó vẫn có vẻ như là bạn đang tập tạ, chứ không phải là tạ tập bạn.
Nội dung chính của bài viết
- Level 1: lấy giấy bút ra, ngồi đó, niệm nào đến thì viết xuống.
- Tâm trí là một cỗ máy tự động và độc lập, bạn không là chủ của nó, bạn không sở hữu suy nghĩ hay cảm xúc, không có sự khác biệt giữa bản năng và lý trí…
- Không có quá khứ, tương lai; hiện tại là gì nếu không có 2 khái niệm trước và sau nó?
- Do your own homework, see for yourself; đừng nghe mình nói nhảm, tự đi mà nhìn.
- Những trải nghiệm huyền bí hay trạng thái của tâm trí này hoàn toàn có thể đạt được một cách tự nhiên nhờ thiền định.
- Giác ngộ theo quan điểm của Phật giáo là nhận ra bản chất của cái ngã và hiện tượng (vô thường, vô ngã, không thỏa mãn); hay nhận ra tánh không.
- Level 2: Như ví dụ ở đoạn chưa trip, khi bạn có niệm “thôi đi làm việc khác”, thay vì bạn bị cuốn theo nó, thì bạn nhận ra và viết nó lên giấy.
- Tất cả mọi hành động của bạn, đều đến từ việc bạn không chấp nhận hiện tại như nó là, bạn muốn thay đổi.
- Thêm một trải nghiệm trip chốt bài.
- Dân Contemplative Fitness khi đủ mạnh thì có thể edit cơ chế giác quan để nhìn thấy những thứ rất vl.
Level 1: lấy giấy bút ra, ngồi đó, niệm nào đến thì viết xuống.
Niệm ở đây thì giới hạn là những suy nghĩ và cảm xúc có thể diễn đạt bằng ngôn từ (level cao hơn một tí thì là biểu tượng, vẽ ra).
Bạn phải viết tất cả những suy nghĩ mà giọng nói ‘trong đầu’ nói ra với bạn.
Nếu bạn cảm thấy chán, thì viết xuống “cảm thấy chán”.
Nếu bạn nghĩ việc này vô bổ vãi lol, bạn nên đi làm việc khác thôi thì viết xuống “việc này vô bổ vãi lol, mình đi làm việc khác thôi”.
Nếu một ký ức từ xa xưa, hay một lo lắng hay mong muốn trong tương lai khởi lên, viết xuống luôn.
Quán được niệm nào, thì viết xuống niệm đó.
Làm sao bạn biết được là đầu bạn trống rỗng, không có suy nghĩ?
Khi bạn vừa nghĩ rằng, “không có suy nghĩ”, đó, viết xuống.
Giọng nói rất nhỏ, và thoáng qua rất nhanh; đây là sự khác biệt giữa những vận động viên ngành Contemplative Fitness, hơn nhau ở chỗ ai bắt được những niệm nhanh nhẹ hơn.
Vậy thôi, viết xong thì đem đốt hay làm gì đó thì tùy.
Lưu ý là việc này khác với directed thinking, hướng chuỗi suy nghĩ về một chủ đề.
Những dòng chữ mà bạn đang đọc này, nó hướng về một chủ đề chính.
Có những suy nghĩ khi mình viết những dòng này, như “thấy hơi đói bụng”, “mỏi mắt”, “ý tiếp theo là gì” nhưng dĩ nhiên là mình không cho vào bài.
Nếu cho vào bài thì bài này chắc sẽ dài gấp 4-5 lần, và bạn sẽ thấy là mình quá ngáo.
Thử viết 30 phút đi, không bôi xóa, viết lại TẤT CẢ những suy nghĩ vang lên trong đầu bạn, xem bạn ngáo cỡ nào.
Một điều bạn có thể nhận ra từ bài tập này là, bạn không thể biết trước suy nghĩ tiếp theo của mình là gì, ngay cả việc dự đoán rằng bạn sẽ nghĩ gì cũng là một suy nghĩ.
Bạn có thể đi đến kết luận như Mark Twain trong What is Man.
Tâm trí là một cỗ máy tự động và độc lập, bạn không là chủ của nó, bạn không sở hữu suy nghĩ hay cảm xúc, không có sự khác biệt giữa bản năng và lý trí…
Thật sự thì mình thấy Mark Twain đỉnh hơn khối ông thầy tâm linh.
Ổng chỉ nói những luận điểm lạnh lùng rõ ràng, chứ không chèn thêm những luận điểm làm bạn ‘cảm thấy’ lạc quan thông thái hơn.
Và Mark Twain đi đến những kết luận này bằng cách quan sát chính tâm trí của ông ta và viết xuống, không cần kĩ thuật thiền cao siêu gì.
Thiền đối với mình không phải là nâng cao tần số, hay đi đến cõi này cõi kia; NoPill của mình chỉ nói về những thứ ở ngay trước mặt bạn ngay lúc này; thứ bạn nghiên cứu không phải lý thuyết hay triết lý nào đó, mà là chính tâm trí của bạn.
Có ông thiền sư nào bảo là, bạn có thể chỉ mất 30 giây hoặc bạn có thể mất 30 năm ngồi thiền để hiểu cốt tủy của thiền.
Không cần kĩ thuật thiền cao siêu gì, bạn vẫn có thể ngộ ra những khái niệm căn bản từ bài tập đơn giản.
Ví dụ, ở bài NoPill 2 thì mình có nói là khi bạn nhận thức được một trải nghiệm thì đó là lần đầu và cũng là lần cuối bạn nhận thức được nó.
“No man ever steps in the same river twice, for it’s not the same river and he’s not the same man” – Heraclitus.
Dùng bài tập viết suy nghĩ làm ví dụ.
Giả sử bạn cảm thấy ngứa mũi, thấy khó chịu, bạn viết xuống “tôi thấy khó chịu”, rồi bạn gãi, hết ngứa, hết thấy khó chịu.
Năm phút sau cơn ngứa quay lại ở ngay mũi, bạn lại thấy khó chịu, bạn viết “tôi thấy khó chịu”, bạn gãi và hết ngứa, hết khó chịu.
Bạn nhìn lại tờ giấy và thấy 2 dòng “tôi thấy khó chịu” giống hệt nhau đến từng chữ, và ký ức cho bạn biết rằng 2 suy nghĩ này đều bắt nguồn từ một pattern, vòng lặp, “ngứa → khó chịu → gãi → hết ngứa → hết khó chịu”.
Thế là bạn nghĩ rằng “mình có 1 suy nghĩ 2 lần”.
Đây gọi là chấp vào hình tướng.
Rõ ràng đây là 2 trải nghiệm, suy nghĩ khác nhau, một cái thì phát khởi và biến mất 5 phút trước, một cái thì phát khởi và biến mất 5 giây trước.
Bạn nhận ra ảo tưởng này, thế là bạn không còn tin vào niệm “mình có 1 suy nghĩ 2 lần nữa”, và bạn tin vào niệm mới “mọi trải nghiệm đều là duy nhất, thoáng qua và không bao giờ trở lại, không tồn tại mà cũng không không tồn tại”.
Phê quá, bạn mới ngộ được thứ gì đó hay ho.
Nhưng đây gọi là chấp vào việc phá chấp, không buông xả sự buông xả.
Câu “mọi trải nghiệm đều là duy nhất…” cũng là một niệm, viết xuống đi, đừng bám chấp vào nó.
“1 suy nghĩ 2 lần” gọi là Tục đế, sự thật đời thường, cách bạn nghĩ thế giới hoạt động, bạn cần nó để hoạt động đời thường.
“Mọi trải nghiệm đều vô thường…” là Chân đế, sự thật tuyệt đối, nó lúc nào cũng ở đó, và nó không quan tâm bạn có ngộ ra nó hay không, nó là cách mà thế giới thực sự vận hành, và nó vẫn sẽ luôn luôn ở ngay trước mặt bạn.
Bạn không bám vào Tục đế, nhưng bạn cũng không thể bám vào Chân đế, bạn không có gì để bám vào cả, nhưng bạn vẫn chấp nhận cả Tục đế và Chân đế; đây gọi là Trung Đạo.
Giống như câu, “trước khi thiền núi sông là núi sông, trong khi thiền thì núi sông không phải là núi sông, sau khi thiền thì núi sông vẫn là núi sông”.
Ở phiên bản này thì, “trước khi thiền tôi thấy 1 suy nghĩ 2 lần, trong khi thiền thì tôi thấy 2 suy nghĩ mỗi cái 1 lần, sau khi thiền thì tôi ngáo vl, mọi thứ vẫn thế còn tôi thì chả biết cm gì cả”.
Một trải nghiệm khác, giả sử bạn nhìn vào đồng hồ, nhớ lại rằng bạn bắt đầu viết lúc 6h30, bây giờ là 7h, bạn đã viết được 30’.
Quá trình từ nhìn đồng hồ đến suy nghĩ “tôi vừa xả niệm được 30’” là một chuỗi suy nghĩ, không cần thành ngôn từ, và tâm trí bạn tự động tạo ra niệm đó.
Nếu bạn nhận ra tất cả điều này và bạn viết xuống (không còn bám vào nó), bạn cũng sẽ nhận ra là, quá khứ chỉ là một niệm mà bạn tạo ra ngay trong lúc này.
Thật sự thì bạn không biết bạn vừa làm gì trong 30’ vừa rồi.
Một chuỗi suy nghĩ giải thích quá khứ kia cũng chỉ là một niệm được tạo ra ngay lúc này; nhất niệm cũng là vạn niệm cùng khởi, mà niệm thì vô thường, nhất niệm cũng là vô niệm.
Rồi có thể bạn sẽ nhận ra, câu chuyện cuộc đời của Nguyễn Văn A – tên bạn, là một niệm mà tâm trí tạo ra ngay lúc này; cái người bạn nghĩ bạn là, chỉ là một nhân vật giả tưởng, a fictional character.
Không có quá khứ, tương lai; hiện tại là gì nếu không có 2 khái niệm trước và sau nó?
Không có thời gian, vạn niệm cũng là nhất niệm, nhất niệm lại là vô niệm, không phát khởi cũng không biến mất, không tồn tại cũng không không tồn tại.
Căn phòng mà bạn tưởng như quen thuộc bấy lâu, bỗng trở nên mới mẻ, giống như là lần đầu bạn nhìn thấy nó vậy.
Giống như bạn vừa tỉnh dậy khỏi một giấc mơ, nhưng bạn không biết bạn là ai, đang ở đâu, làm sao bạn đến được đây, và đang làm gì.
Và bạn đã luôn như vậy, nhưng bạn không nhận ra, cho đến khi bạn buông bỏ ký ức.
Không cần kĩ thuật cao siêu gì, NoPill nhẹ cũng có thể làm bạn bay nếu bạn là dân chơi.
Dân chơi thì không sợ mưa rơi, chơi bất chấp.
Keyword ở đây là “bất chấp”, không bám chấp chứ không phải cứng đầu nha.
Những dòng trên là review quá trình chơi đồ của mình.
Mình nghĩ mình đã mô tả rất dễ hiểu, nhưng mô tả của mình không quan trọng, quan trọng là bạn thấy gì, có tận mắt thấy cách mà tâm trí bạn vận hành trong từng khoảnh khắc?
Có một sự khác biệt rất lớn trong việc đọc trải nghiệm của người khác và hiểu một cách lý trí, so với việc tự mình trải nghiệm và hiểu bằng trái tim.
Giống như việc mình có viết 100 bài viết nói về cách squat 100 kg.
Nào là phải gồng cơ bụng thắt cơ mông, đặt tạ ở vai, dùng sức thế nào blah blah… Nhưng bạn không thật sự biết squat 100kg là như thế nào, cho đến khi bạn ra phòng gym và squat tạ thật.
Và bạn có thể sẽ nhận ra là squat 100 kg không nhất thiết phải gồng cơ bụng thắt cơ mông như mình mô tả, mà là căng cơ đùi trước, nín thở, hay gì đó, dựa theo trải nghiệm của bạn.
Do your own homework, see for yourself; đừng nghe mình nói nhảm, tự đi mà nhìn.
Một điểm cần nhắc lại nữa là, bạn không nốc NoPill, NoPill nốc bạn; bạn không tập tạ, tạ tập bạn.
Bạn không thể viết với tâm thế là bạn sẽ có những trải nghiệm như trên.
Khi viết bạn hoàn toàn buông bỏ tất cả các niệm.
Mong cầu cũng là một niệm.
Cái gì đến thì đến.
Cái gì đến thì cũng sẽ đi, cũng chỉ là trải nghiệm, không có gì đặc biệt cả, thoáng qua và không bao giờ trở lại.
Và những trải nghiệm này không phải là giác ngộ, như vô số dân chơi thuốc thức thần lầm tưởng.
Chất thức thần có thể giúp bạn có những trải nghiệm ‘như mơ’, ý thức của bạn tưởng như mở rộng đến vô hạn, bạn hòa tan ra, mọi thứ là bạn – bạn là mọi thứ, hay bạn đi đến cõi giới nào đó và gặp thần hay thực thể nào đó…
Những trải nghiệm huyền bí hay trạng thái của tâm trí này hoàn toàn có thể đạt được một cách tự nhiên nhờ thiền định.
Quan điểm của mình là chỉ có những đứa pussy thích ăn sẵn và thiếu kỷ luật rèn luyện Mental Fitness (không phải Contemplative Fitness nhé) mới cần đến chất thức thần để trip.
Trip bằng chất thức thần sẽ không bao giờ “sạch” như việc trip bằng nhập định, và đố bạn ngậm tem cắn nấm bú ayahuasca mà vẫn hoạt động như người thường được đấy.
Nhưng cũng tốt thôi nếu bạn cảm thấy bạn sống tốt hơn sau khi chơi thức thần, sao cũng được, mình chỉ đang thể hiện quan điểm, và mình cũng nghĩ là pussy thích ăn sẵn cũng không có gì xấu cả, no offense bro.
Giác ngộ theo quan điểm của Phật giáo là nhận ra bản chất của cái ngã và hiện tượng (vô thường, vô ngã, không thỏa mãn); hay nhận ra tánh không.
Và bạn không cần thêm trải nghiệm để nhận ra, bạn thậm chí cũng không cần tháo lăng kính tâm trí xuống để nhận ra.
Sự thật là bạn không thể làm bất cứ thứ gì để nhận ra nó, vì bạn chính là ảo tưởng đang che lấp nó.
Nếu bạn ‘lỡ’ giác ngộ, không phải do bạn tu tập hay nốc NoPill, mà là NoPill nốc bạn.
Giác ngộ là một tai nạn.
Thực hành tâm linh đơn giản làm chúng ta dễ dính tai nạn hơn.
Điểm cuối, mình nhắc đến mấy khái niệm Phật giáo như tục đế, chân đế, trung đạo, giác ngộ gì gì đó… nhưng đây là diễn giải sơ sài của mình, nó không hẳn đúng; mình dùng ngôn từ Phật giáo để những người có background Phật giáo thấy chút liên hệ vậy thôi.
Thôi tạm hết trip, quay lại với căn bản.
Level 2: Như ví dụ ở đoạn chưa trip, khi bạn có niệm “thôi đi làm việc khác”, thay vì bạn bị cuốn theo nó, thì bạn nhận ra và viết nó lên giấy.
Khi bạn đủ nhanh và quen với việc nhận ra niệm thay vì bị cuốn theo nó; thanh tạ không đã trở nên quá dễ, bạn phải lắp thêm tạ.
Nhưng việc viết niệm lên giấy khá là chậm, và bạn chỉ có thể bắt những niệm ở dạng ngôn từ, nên từ giờ thì không cần viết lên giấy nữa.
Cứ có niệm đến (ngôn từ, phi ngôn từ, cảm giác) thì cứ dán nhãn ‘suy nghĩ’ hay ‘niệm’, ngay lập tức thì nó tự biến mất.
Bây giờ, để nâng mức tạ, bạn không chỉ quán niệm, mà còn quán luôn các trải nghiệm (5 giác quan).
Chi tiết thì bạn có thể google thiền minh sát quán (vipassana), tứ niệm xứ, ngũ uẩn, 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức).
Hai phương pháp thông dụng của Theravada Buddhism là Noting của Mahashi Sayadaw và Body scanning của S.N. Goenka.
Điều gì khiến bạn fit hơn người khác trong bài tập này?
Đó là khả năng đâm thủng và mổ xẻ đối tượng được quan sát.
Ví dụ, khi bạn chọn “hơi thở ra vào ở đầu mũi” làm đối tượng; bạn tập trung vào đối tượng đó, không bị cuốn theo đối tượng niệm khác, đó là định.
Bạn zoom-in vào ‘cảm giác hơi thở’, mổ xẻ nó, xem nó được tạo ra từ những cảm giác nhỏ, nhẹ, nhanh, vi tế hơn, đó là quán, và bạn cứ tiếp tục zoom-in cho đến khi bạn chọc thủng nó, và nhìn thấy emptiness – không.
“Cảm giác hơi thở” thật ra là tập hợp của “cảm giác hơi thở thuần túy”, “friction, cảm giác ma sát, rung động ở đầu mũi”, “map của cơ thể, bạn biết cảm giác đó ở ngay trước mặt bạn, chứ không đâu khác, bạn biết hơi thở chạy từ mũi xuống bụng..”, “nhiệt độ, cảm giác mát hay ấm khi hơi thở đi qua đầu mũi”…
Mỗi cảm giác lại được tạo thành từ những ‘cấu trúc’ nhỏ nhẹ nhanh hơn.
Ví dụ, cảm giác “ma sát ở đầu mũi” có thể được mổ xẻ thành ngũ uẩn – sắc (raw input data), thọ (feeling), tưởng (perception), hành (mental formation, thinking), thức (consciousness).
Khi bạn mổ từ cảm giác to thành những cảm giác nhỏ, rồi nhận thấy từng cảm giác nhỏ kia là do ngũ uẩn tập hợp thành, thì bạn đã mổ nát bấy cái cảm giác, bạn nhận ra là nó empty.
Nhưng thật sự thì ai mổ được tới đó thì đã là max level rồi, giống như vận động viên olympic của Contemplative Fitness vậy.
Một ví dụ mà mình nghĩ ai cũng có thể trải nghiệm được, chủ yếu là để cho bạn thấy là đây không hẳn là lý thuyết xạo lồng, mà là một việc hết sức khả thi.
Bạn còn nhớ ví dụ ‘tôi cảm thấy khó chịu’ vì ngứa mũi ở trên?
Nó có thể chỉ kéo dài trong 1 giây, nó có vẻ như là một trải nghiệm, nhưng nếu bạn mổ xẻ nó một niệm đó ra thì nó là vạn niệm.
Trải nghiệm ‘gãi mũi’ là một chuỗi trải nghiệm, tạm thời thì cứ cho nó bắt đầu từ “cảm giác ngứa mũi”.
“Cảm giác ngứa mũi” → “cảm giác ghét” → “chống cự, khổ, khó chịu” → “ý định gãi mũi” → “hành động gãi mũi” → “trải nghiệm mới” → vòng lặp mới.
Bây giờ thì mình có thể áp dụng cơ chế này cho mọi trải nghiệm.
“Trải nghiệm” → “thích / ghét” → “thèm muốn / chống cự” → “sung sướng / đau khổ (sướng khi có dc thứ mình thích, đau khổ khi không có thứ mình thích, khi phải chịu thứ mình ghét)” → “ý định tìm sướng / tránh khổ” → “hành động” → “trải nghiệm mới” → “lặp lại”.
Nếu bạn theo dõi mình từ trước, mình có viết về khái niệm program, “→” là program, trải nghiệm trước nó là input data, trải nghiệm sau nó là output data.
Bản thân những trải nghiệm nhỏ này là tập hợp của những trải nghiệm và programs nhỏ hơn nữa.
Khi bạn nhìn rõ chuỗi trải nghiệm này, bạn sẽ thấy là những trải nghiệm vật chất chưa bao giờ có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm tinh thần của bạn cả.
Nói theo kiểu người xưa là, “người vui thì cảnh cũng vui, người buồn thì cảnh có vui bao giờ”.
Ví dụ, nếu bạn thích ăn cay, “cảm giác cay” → “cảm giác thích thú, sung sướng”; nếu bạn ghét ăn cay, “cảm giác cay” → “cảm giác ghét, đau khổ”.
Việc bạn ‘thích thú / chán ghét’, ‘sung sướng / đau khổ’ đến trực tiếp từ “→”, program mà bạn đang chạy, “cái tôi” của bạn.
“Cái tôi” tạm thời được định nghĩa ở đây là hệ thống niềm tin và ký ức, your identity / danh tính của bạn.
Bạn dựa vào “cái tôi” này để quy định tốt xấu, thích ghét, đúng sai.
Tivi, cha mẹ thầy cô hàng xóm nói với bạn rằng phải có “nhà lầu xe hơi” mới sung sướng, và bạn đã tin vào điều đó.
“Nhà lầu xe hơi” trở thành một điều kiện trong hệ thống niềm tin, program tạo ra hạnh phúc, và bạn không đạt được hạnh phúc cho đến khi đạt được “nhà lầu xe hơi”.
Khi bạn nhận ra điều này, bạn bỏ niệm “nhà lầu xe hơi”, bạn đạt hạnh phúc vô điều kiện.
Rất nhiều dân chơi NoPill sau khi nhận ra cái pattern này, họ cũng nhận ra là không cần phải thay đổi ngoại cảnh để đạt được hạnh phúc, họ chỉ cần thay đổi lập trình của bản thân.
Thế là có rất nhiều người tu dù sống cuộc sống rất thiếu thốn đạm bạc nhưng nhìn họ vẫn rất chill, không thấy khổ tí nào.
Tốt quá đúng không, mọi người bớt tham đi một chút, hạnh phúc lên một chút, thế giới trở nên tốt hơn.
Yeah, cũng tốt đó, nhưng đừng lạm dụng nó.
Tất cả mọi trải nghiệm và hành động của bạn, đều dựa trên cơ chế / xu hướng này mà phát khởi.
Ví dụ quy mô lớn, là nhu cầu ăn uống, ngủ chịch, người yêu, địa vị, đã viết rồi.
Ở quy mô nhỏ, thử mở mắt, không nhắm đi; xem cái cơ chế “khó chịu” → “ý định nhắm mắt” → “nhắm mắt” → “mở mắt”.
Thử ngưng thở đi, xem cơ chế “khó chịu” → “ý định hít vào” → “hít vào” → “khó chịu” → “ý định thở ra” → “thở ra” → “lặp lại”.
Tất cả mọi hành động của bạn, đều đến từ việc bạn không chấp nhận hiện tại như nó là, bạn muốn thay đổi.
Khổ, là sự thúc đẩy duy nhất trong mọi hành động của bạn; nhận thức càng cao thì dễ nhận ra những cái khổ từ trong những chi tiết, trải nghiệm nhỏ.
Khi bạn nhập định sâu, nhận thức được những cơ chế vô thức này, bạn sẽ thấy là cả việc thở cũng quá là mệt mỏi, và bạn sẽ nhập định sâu hơn, quên luôn cả việc thở.
Đến một lúc thì bạn sẽ muốn không sở hữu gì cả, muốn biến khỏi thế gian này, vì mọi thứ đều quá mệt mỏi, tốn sức.
Đừng dừng ở đây, còn có những NoPill phê hơn khi bạn tiếp tục đi tiếp.
“Hạnh phúc” là một trải nghiệm mà tâm tạo ra, “cái tôi” của bạn khi nhận ra được cơ chế này và đủ khả năng để tự program chính nó, thì nó sẽ phê pha cả ngày, đâu cần phải làm gì nữa.
Đây gọi là phê trong tánh không tầng 1 (yeah có tầng cao hơn).
Nhưng đây vẫn là cơ chế tìm sướng tránh khổ, chỉ là “cái tôi” của bạn thông minh hơn, tìm được cách phê một cách rẻ hơn, ít tốn công hơn.
Cái pattern tìm sướng tránh khổ này là phiên bản hiểu được của thuyết 12 nhân duyên.
Cái pattern mình nói nó có vẻ logic, và nó dựa vào thời gian, linear thinking (suy nghĩ theo đường thẳng).
Còn phiên bản gốc 12 nhân duyên thì nó kiểu circular thinking (suy nghĩ theo vòng), giải thích luôn mấy khái niệm như tái sinh và nghiệp.
Nói để đó, nếu bạn thích chơi hàng gốc, thay vì hàng nhai lại của mình.
Thêm một trải nghiệm trip chốt bài.
Xòe bàn tay ra, thử tưởng tượng ra một con voi hay một suy nghĩ, và đặt nó lên tay bạn.
Khi bạn bắt niệm quen rồi, thì bạn sẽ nhận ra một cách rõ ràng là niệm nó không có hình tướng, vô sắc, nó không liên quan gì đến “cảm giác vật chất”, nhưng nó vẫn có ở đó.
Để nhìn thấy con voi tưởng tượng ở trên bàn tay, thì bạn phải liên tục tưởng tượng ra con voi đó trong từng khoảnh khắc.
Nhắm mắt lại, quan sát hơi thở của bạn, xem nó ở đâu.
Nếu bạn quan sát kĩ và đủ bén để mổ xẻ, phân tách nó ra khỏi “cái map cơ thể” – một sự tưởng tượng của bạn, giống như là con voi tưởng tượng trên.
Bạn sẽ thấy là “cảm giác hơi thở” nó không có nơi chốn, nó tách biệt với “cái map cơ thể”.
Chỉ là bạn đang tưởng tượng “cái map cơ thể” một cách vô thức, trong từng khoảnh khắc.
Khi bạn đưa nó ra ý thức, bạn tắt nó hoặc tạo ra một không gian khác cho “cái map cơ thể”, “cảm giác hơi thở” sẽ bay vèo vèo, bạn không biết nó ở đâu, nhưng bạn biết nó ở đó.
“Cảm giác áp lực của mông khi đang ngồi trên ghế”, nó cũng sẽ bay vèo, bạn sẽ không biết là bạn đang nằm hay đang ngồi, không biết trên dưới trái phải.
“Cảm giác toàn thân” của bạn được dán lại với nhau bằng “map cơ thể”, hay nói cách khác thì “map cơ thể” là cái filter, khi bạn nhìn qua nó thì bạn biết cảm giác của từng phần cơ thể ở đâu.
Trước đó thì bạn có thể sẽ thấy cơ thể bị xoắn lại hay tan ra như nước.
Khi bạn nhận ra cơ chế, filter mà tâm trí bạn dùng để mô tả thực tại, và bạn đủ khả năng tập trung để quan sát mổ xẻ cơ chế hoạt động và đi vào source code để edit giao diện, thì bạn sẽ nhìn được thế giới bằng con mắt khác.
Dân Contemplative Fitness khi đủ mạnh thì có thể edit cơ chế giác quan để nhìn thấy những thứ rất vl.
Bên hệ thống Phật thì có mấy loại mắt gì đấy.
Nhưng mà mọi thứ đều vẫn như thế, bạn không đạt được gì cả, chỉnh lại lăng kính chỉ cho bạn trải nghiệm thực tại với cơ chế khác.
Nó cũng chỉ là trải nghiệm, hay trạng thái tâm trí, cũng không có gì đặc biệt cả.
Trước khi thiền thì tôi thấy mọi người làm tôi vui hay buồn, trong khi thiền thì tôi thấy chỉ có tôi là người khiến tôi vui hay buồn, sau khi thiền thì tôi lúc nào cũng vui.
Trước khi thiền thì lúc nào tôi cũng thấy vui; trong khi thiền thì tôi thấy mọi thứ chỉ xảy ra, tôi không kiểm soát gì cả; sau khi thiền thì tôi ngáo chả biết con mẹ gì cả.