Niềm tin, hay God là ý nghĩa cuộc sống của bạn, “lý do” của mọi lý do
Niềm tin hay God… chúng chỉ là ngôn từ dùng để giải thích cho “lý do” tại sao bạn đang sống và làm những việc bạn đang làm.
Không có ai là “không sùng bái”. Mọi người đều tôn sùng thứ gì đó.
Lựa chọn duy nhất chúng ta có là thứ chúng ta tôn sùng.
Và lý do thuyết phục cho việc chọn các đấng Thượng Đế hay các thể loại tâm linh để thờ phụng (Jesus Christ hay Allah, YHWH hay Đức mẹ Wiccan, hay Tứ Diệu Đế, hay những nguyên lý đạo đức) là bởi vì hầu hết bất cứ thứ nào khác bạn tôn sùng sẽ ăn sống bạn.
Nếu bạn tôn sùng tiền bạc và vật chất, nếu đó là nơi bạn tìm ý nghĩa của cuộc sống, thì bạn sẽ không bao giờ có đủ, không bao giờ cảm thấy có đủ.
Đó là sự thật.
Tôn sùng cơ thể, vẻ đẹp, nét gợi cảm thì bạn sẽ luôn cảm thấy xấu xí.
Và khi thời gian và tuổi tác bắt đầu thể hiện, bạn sẽ chết 1 triệu cái chết trước khi mọi người đau buồn cho bạn.
Tôn sùng quyền lực, bạn sẽ cảm thấy yếu đuối và sợ hãi, và bạn sẽ cần càng nhiều hơn quyền lực trên người khác để làm tê liệt bản thân khỏi sự sợ hãi của chính mình.
Tôn sùng trí thông minh, được xem là người thông minh, bạn sẽ cảm thấy ngu ngốc, 1 sự giả dối, luôn luôn ở bờ vực của việc bị phát hiện.
Ở 1 mức độ, chúng ta đều đã biết việc này.
Nó đã được hệ thống hóa vào thần thoại, tục ngữ, ca dao, sử thi, ngụ ngôn; bố cục của mọi câu chuyện lớn.
Nhưng điều quỷ quyệt về những hình thức thờ phượng này không phải là chúng xấu xa hay tội lỗi, mà là chúng vô thức.
Chúng là lập trình được mặc định.
Chúng là kiểu tôn thờ mà bạn dần dần sa vào, ngày này qua ngày khác, ngày càng chọn lọc hơn về những gì bạn nhìn thấy và cách bạn đo lường giá trị mà không bao giờ nhận thức đầy đủ rằng đó là điều bạn đang làm.
Nội dung chính của bài viết
- Hãy luôn giữ sự thật ở ngay trước mặt trong nhận thức hàng ngày.
- Tâm trí có giới hạn, để đi vào trái tim và nhìn xem “thứ gì đó” thì ta cần bước nhảy của niềm tin, leap of faith.
- Đúng là chúng ta luôn làm tất cả mọi thứ vì chính bản thân mình.
- God, your highest idea, your meaning of life, the ultimate reason.
- Tâm trí biết “nó”, và tạo ra cảm xúc và lý luận để giải thích, making sense, sau đó lên kế hoạch và hành động để phục vụ “nó”.
Hãy luôn giữ sự thật ở ngay trước mặt trong nhận thức hàng ngày.
Như định nghĩa của tôn giáo, bước đầu tiên của mọi tôn giáo là lòng tin, faith.
Mới học chưa cần thiết phải hiểu hay thực hành, nhưng ít nhất thì bạn phải tin rằng nó đúng.
Dĩ nhiên, có ai ngu mà học hay làm theo điều mình tin là vớ vẩn và sai trái bao giờ.
Bạn cũng sẽ không bắt đầu hay kết thúc 1 việc nếu bạn không tin vào kết quả mà việc đó sẽ mang lại.
Phật giáo có khái niệm ngũ căn và ngũ lực: tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ.
Đọc ở đâu lâu quá rồi, nhưng mình nhớ mang máng thì tín lực là mạnh nhất trong ngũ lực.
Ví dụ khác, trong Tân Ước, Jesus Christ cũng hay phán, “lòng tin của anh đã cứu lấy anh”, “Vì các con yếu lòng tin! Thầy bảo thật các con: Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì các con có khiến núi này rằng: ‘Hãy rời khỏi đây mà sang nơi kia’, thì nó liền đi sang, và chẳng có gì các con không làm được”…
Mấy thứ này mình đọc lâu rồi nhưng không care lắm, mình nghĩ rằng cứ cày định (ý chí, nhất tâm) và trí tuệ là tốt rồi.
Lòng tin là 1 thứ xa xỉ mà tâm trí mình không cho phép.
Dạo gần đây, mình nghĩ lại rằng đã còn là con người với u ám si mê (tuệ thấp, còn chưa nhận ra được Sự Thật), thì sẽ luôn có lòng tin vào “1 thứ gì đó”.
Tâm trí có giới hạn, để đi vào trái tim và nhìn xem “thứ gì đó” thì ta cần bước nhảy của niềm tin, leap of faith.
Một hành động phi lý, nhưng lại hoàn toàn hợp lý trí.
Nguồn lực từ lòng tin là 1 thứ rất là vl.
Nếu u mê [nửa mùa] từ chối sử dụng sức mạnh niềm tin thì nó lại là u mê +1.
Chấp nhận rằng mình còn u mê, tìm hiểu xem rằng mình đang tin vào cái gì, và sử dụng tín lực vào việc giảm trừ u mê, thì u mê -1.
Bước đầu của tôn giáo là lòng tin, bước đầu của lòng tin là tìm hiểu xem mình tin vào cái gì.
Thì ra bước đầu cũng là bước cuối, ta trở lại nơi mà ta bắt đầu.
Một motif khá là quen thuộc mà ta hay thấy (hero archetype, ouroboros, zen circle,…)
Nói sơ về các nguồn lực.
Đọc manga như Naruto hay One Piece thì ta thường thấy cảnh main char được buff sức mạnh bằng các màn flashbacks, cảm xúc, sức mạnh tình bạn, ước mơ, gia đình, công lý, thù hận…
Naruto flashbacks thì khỏi nói.
One Piece thì cũng cực kì dễ kiếm, mình mở 1 random chapter, dự đoán xem đánh boss của arc đó ở chap nào gần nhất, và ta sẽ thấy những khung cảnh main char được tiếp thêm sức mạnh như này.
Những khái niệm như “tình bạn”, “tình yêu”, “gia đình”, “lý tưởng”… mình tạm gọi là những ‘complexes’ trong psyche của con người.
Con người có những programs căn bản như ăn uống ngủ ỉa đi đứng nằm ngồi.
Complexes là những thứ xử lý thông tin input thành những thứ “có ý nghĩa”, rồi từ “ý nghĩa” mà những programs căn bản được kích hoạt.
Ví dụ.
Nhưng nếu mình thấy 1 người bị đánh, thì input đó được complex “công lý”, “lòng nhân từ” xử lý, thì mình có lẽ sẽ có thôi thúc làm hành động để dừng cảnh người bị đánh.
Nếu người đó là người thân, thì complex “tình bạn” được kích hoạt, mình càng có thêm năng lượng và sự thôi thúc để dừng cảnh người bị đánh.
Nói đơn giản thì “complexes” là những thứ mang lại ý nghĩa cuộc sống.
Theo ngôn ngữ của David Foster Wallace thì “complexes” là những thứ mà bạn đang thờ cúng, tôn sùng.
Con người là động vật xã hội.
Trong hệ điều hành của ta đã được cài sẵn những complexes như “bạn bè”, “gia đình – tổ tiên”, “dân tộc – giống nòi”.
Đúng là chúng ta luôn làm tất cả mọi thứ vì chính bản thân mình.
Nhưng nếu nhận thức ta thấp, ta nghĩ rằng “ta” ở đây chỉ là cái thân (cùng với persona, tài sản, địa vị đính kèm), thì năng lượng của ta chỉ được channeled từ những complexes này.
Và ta (có thể) sẽ cảm thấy nặng nề mệt mỏi vì dường như cả thế giới đang chống lại ta trên con đường theo đuổi cái ta muốn.
Nếu ta nâng cao nhận thức, kết nối hơn, thương người như thể thương thân, thì những complexes rộng hơn được đánh thức, “lý do” của ta rộng và chuẩn hơn, nhiều năng lượng được channeled hơn.
Ví dụ, những lúc đi làm hay vận động mệt mỏi, hãy thử nghĩ về người yêu hay vợ con, cha mẹ ông bà tổ tiên, hay rộng hơn nữa là những người xung quanh.
Nếu hành động của bạn đang phục vụ cho những complexes này thì bạn sẽ cảm thấy có thêm năng lượng.
Đôi lúc programs quên “lý do” tại sao nó đang chạy, và cần được nhắc.
Những lúc ta yếu đuối thì ta phải tìm hay phát minh lý do để ta mạnh mẽ hơn.
“He who has a why to live for can bear almost any how.”
Cái này cũng không khác cầu nguyện là mấy.
Chấp nhận rằng đã mang thân người thì sẽ có program ego, ích kỷ, tìm sướng tránh khổ, bạo lực…
Những thứ này không xấu, ta cần những programs này để cái thân này có thể sinh tồn và giao tiếp.
Vấn đề là nhận thức của ta đang ở đâu, ta đang dùng programs để phục vụ “lý do” hay programs đang ở trong vô thức, tạo ra “lý do” sai khiến ta.
Đây là cơ chế rất là bình thường của 1 người bình thường.
Ta có “lý do” để làm 1 việc, rồi ta đi làm việc đó.
“Complex” sai ta làm việc, và ta làm việc, no questions, no complains.
Nhưng vấn đề xảy ra khi ta không nhận thức được “lý do”, hành động của ta xuất phát từ những complexes trong vô thức, bị ô nhiễm bởi cái tôi, tham sân si, 7 mối tội đầu, satan.. whatever.
God, your highest idea, your meaning of life, the ultimate reason.
Định nghĩa God ở đây là “lý do” tối cao của bạn, ý nghĩa cuộc sống của bạn, “lý do” của mọi lý do.
Nghe hơi sến, nhưng God ngự trị ở trái tim, không phải ở tâm trí.
God của bạn có thể là mặt trời, vũ trụ, Đấng tối cao ở trên trời, chân tâm, Đạo, the void, quyền lực tài sản trần gian…
Đây chỉ là những danh từ và lý thuyết đi kèm, cũng chỉ là ngôn từ ta dùng để giải thích cho “lý do” tại sao ta đang sống và làm những việc ta đang làm.
Khi Newton nhìn quả táo rơi thì ông giải thích nó bằng thuyết vạn vật hấp dẫn.
Einstein thì dùng mô hình không-thời gian để giải thích, khối lượng trái đất làm cong đường đi của quả táo.
Zen thì bảo không có quả táo nào, không có vật nào có tự tánh, nhưng tâm vô minh đang động.
Tương tự thế, tùy vào mức độ nhận thức và kiến thức mà ta mô tả God theo ngôn từ giới hạn trong tâm trí.
Thay vì tranh luận đúng-sai bằng tâm trí thì chat với ChatGPT hay đi ngắm lá rơi mùa cuối thu chuyển đông cho lành.
Nhưng ta có thể đồng ý rằng mọi người đều có God, “lý do tối cao” không dc tạo ra từ bất cứ lý do nào khác.
Tâm trí biết “nó”, và tạo ra cảm xúc và lý luận để giải thích, making sense, sau đó lên kế hoạch và hành động để phục vụ “nó”.
Viết tới đây thì thấy việc diễn giải “lý do” của mỗi người là 1 việc thừa thãi.
Ai cũng biết mình muốn và nên làm gì.
Đơn giản là có dám làm, hay bị chi phối với thói quen vô thức tìm sướng tránh khổ.
Trái tim có “pure” với “authentic desire”, “ultimate reason” hay đang bị ô nhiễm bởi nhiều luồng desires khác nhau.
Sau khi tìm ra được God, “lý do tối cao”, and take a leap of faith, thì toàn cơ thể của bạn sẽ ngập trong “lý do”.
Sướng khổ ngọt đắng được mất trong cuộc sống hằng ngày không hề làm bạn bận tâm, chúng đến và đi giống như hít vào thở ra.
Tâm trí sẽ không bị vướng bận vào ngoại cảnh, vì nó không có lý do nào khác ngoài “lý do tối cao” ở trái tim.
Ví dụ, giả sử rằng bạn tin vào God (1 đấng toàn năng, toàn thiện, toàn tri).
Nếu như bạn tin rằng mọi thứ trần gian (của cải, sức khỏe, địa vị….) đều là do God cho, và cuộc đời giống như 1 cuộc thử thách tình yêu của bạn với God như thế nào, thì bạn sẽ trải nghiệm tất cả mọi thứ (không chỉ khoái lạc, mà cả đau khổ) bằng lòng biết ơn.
Cuộc đời trở thành 1 buổi cầu nguyện, không phải để đòi hỏi thêm, mà để cảm ơn God.
Tất cả mọi hành động bạn làm, không phải vì bản thân, mà vì God.
Constant ecstasy of love in God is real.
Đây là sức mạnh của niềm tin, khi bạn thực sự tin.
God có thể lấy đi hết tất cả những gì bạn có, những gì thân thiết nhất với bạn, đau khổ xảy ra, nhưng tâm trí không lay động, hoàn toàn hài lòng với hiện tại.
Đổi khái niệm God ở trên thành Đạo hay whatever, thì kết quả cũng sẽ tương tự.
Tâm không bị lay động bởi ngoại cảnh, biết rõ năng lượng đến từ đâu, here and now.
Thấy được rồi tin thì dễ, không thấy mà tin, chỉ dựa vào trực giác và trái tim thì mới khó.
Nó khó kiểu người mù dù không thấy ánh sáng, vẫn phải tin rằng mặt trời có tồn tại. Thế nên mới gọi là a leap of faith.
Know thyself, biết mình thực sự muốn gì. Biết rồi thì những thứ khác sẽ không còn quan trọng.
Không biết, stay confused, thì những ham muốn mâu thuẫn với nhau, tâm trở thành bãi chiến trường.