Bạn là tập hợp của những programs có nhiệm vụ nhận, xử lý, và tạo ra thông tin
Bạn đơn giản chỉ là một cỗ máy chạy programs, cỗ máy quá phức tạp và bạn không hiểu cách nó làm việc.
Não bạn là một tập hợp khoảng 100 tỉ tế bào não.
Tế bào não liên lạc với nhau bằng xung điện và các chất dẫn thần kinh (dopamine, seratonin, adrenaline, oxytocin, v.v…).
Nhiều tế bào não liên kết với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh.
Khi mạng lưới thần kinh chuyên làm một số việc cụ thể thì nó phát triển thành một phần não.
Bạn có nhiều phần não, ví dụ như hippocampus chuyên lưu trữ thông tin ngắn hạn, amygdala chuyên sản xuất và xử lý cảm xúc, v.v…
Khi một mạng lưới thần kinh làm việc thường xuyên, thì mỗi tế bào não trong mạng lưới đó sẽ được bao bọc bởi myelin.
Myelin giúp đường truyền của xung điện chạy nhanh hơn và khó bị thất thoát.
Giống như vỏ dây điện bảo vệ mạch điện. Myelin sheath có thể tăng đường truyền tín hiệu từ 0.5-10 m/s lên đến 150 m/s.
Khi bạn tập một thứ gì đó thường xuyên, ví dụ như tập đánh đàn.
Ban đầu thì rất khó khăn do mạch thần kinh phụ trách việc xử lý, truyền tín hiệu {âm thanh bạn tạo trong đầu}, {phím đàn và note nhạc liên quan đến âm thanh đó}, {tốc độ ngón tay} làm việc chậm như shit.
Nhưng từ từ, tiếp tục tập luyện, bạn sẽ tăng lớp vỏ myelin của mạch thần kinh, signals sẽ chạy trơn tru hơn và bạn không phải cố gắng như trước.
(Nếu muốn tăng skills, thì bạn vẫn phải cố gắng tập những bài khó hơn để tăng efficiency của hệ thần kinh).
Ví dụ đơn giản hơn mà ai cũng phải trải qua là lúc tập đi, tập ăn, tập cầm đũa, v.v…
Nếu lập đi lập lại 1 việc gì nhiều lần thì bạn sẽ trở nên rất tốt trong việc đó.
Sự thật là đôi lúc bắt đầu 1 thói quen hay học 1 thứ gì đó rất là đau khổ, nhưng khi bạn đã vào guồng rồi thì nó sẽ trở thành tự nhiên của bạn.
Điều này áp dụng từ những việc chân tay cho đến những việc phức tạp như chém gió và làm toán.
Nếu bạn thường xuyên quay tay, chơi game vô bổ, làm những việc đơn giản thì good luck, bạn đang lãng phí tài nguyên để trở nên tốt hơn trong việc trở thành loser vô dụng.
Bạn là tập hợp của những programs, mỗi program thì được điều hành bởi hardware là mạng lưới thần kinh.
Nội dung chính của bài viết
- Program chính của bạn, aka bản năng của bạn là gì?
- Đau khổ và hạnh phúc là những cảm giác được tạo nên từ mạng lưới thần kinh.
- Hạnh phúc không chỉ là cái sướng của thể xác, mà nó còn là cái sướng của tinh thần.
- Hiểu sơ sài thì program là tập hợp các functions (công thức, công cụ).
- Thật ra không có ranh giới rõ ràng giữa program nổi và program tiềm thức.
- Bạn đơn giản chỉ là một cỗ máy chạy programs, cỗ máy quá phức tạp và bạn không hiểu cách nó làm việc.
- Tất cả mọi thứ bạn đang trải nghiệm được tạo ra trong tâm trí bạn.
- Hãy tỉnh thức, tập quan sát, xem những programs đang chạy trong đầu mình vận hành như thế nào.
- Thế giới/ultimate reality phức tạp hơn bạn tưởng.
- Bạn là một cỗ máy nhận, xử lý, và tạo ra thông tin.
- Cuộc sống tốt là cuộc sống với dòng chảy thông tin/năng lượng không bị nghẽn.
- Bạn có thể đốn ngộ, nhận ra bản chất thực tại; hoặc bạn có thể tu luyện, để nâng cao nhận thức.
- Để hiểu rõ về 1 thứ gì đó thì bạn phải hiểu toàn thể thực tại.
Program chính của bạn, aka bản năng của bạn là gì?
Đó là tránh xa những việc bạn cho là sẽ gây ra đau khổ, và làm những việc bạn cho là sẽ đem lại hạnh phúc.
Thử nghĩ đi có bao giờ bạn làm trái xu hướng này chưa?
Dĩ nhiên nó không chỉ đơn giản là ăn cứt thì đau khổ còn ăn ngon thì sướng.
Như trường hợp của những đứa emo tự cắt tay, tụi nó đổi đau khổ thể xác để lấy sung sướng tinh thần.
Hay như việc bạn dậy sớm tập thể dục, đổi cái sướng ngủ nướng lấy cái sướng body đẹp.
Tất cả đều tùy thuộc vào nhu cầu và bảng giá trị của bạn.
Bạn muốn gì trong đời và việc gì có ý nghĩa với bạn?
Bạn là nô lệ của nhu cầu và program, xu hướng tránh khổ tìm sướng. That’s okay.
Đó là tự nhiên, việc của bạn là tuân theo tự nhiên, hiểu và cải tạo nó theo ý mình.
Tự nhiên không đơn giản chỉ là nature, mà nó còn có nghĩa như logos, đạo, các phần sau sẽ giải thích rõ hơn.
Đau khổ và hạnh phúc là những cảm giác được tạo nên từ mạng lưới thần kinh.
Bản chất của nó là giúp bạn biết bạn đang làm đúng hay sai, bạn có tuân theo tự nhiên không.
Nếu bạn cho rằng hạnh phúc là mục đích cuộc sống thì bạn không được đúng cho lắm (nó không hẳn sai).
Ví dụ, khi bạn ôm hôn ai đó da bạn sẽ tạo ra xung điện-tín hiệu.
Tín hiệu chạy về cột sống, chạy đến phần hypothalamus của não.
Phần này (như đã nói ở trên, là một mạng lưới cụ thể, chuyên xử lý và direct sensory impulses, internal functions) nhận tín hiệu, xử lý nó thành một tín hiệu khác mà pituitary gland có thể đọc.
Khi pituitary gland nhận được tín hiệu đó thì nó sẽ tiết ra oxytocin.
Oxytocin tán ra các phần khác của não, bám vào các tế bào não khác.
Các tế bào não này bị ảnh hưởng và tạo ra tín hiệu mới, kích thích mạng lưới thần kinh gây sướng hoạt động. Sau đó thì bạn thấy sướng.
Thực tế thì việc ôm hôn và suy nghĩ khi ôm hôn kích thích các chemicals khác (dopamine, seratonin…) và các mạng lưới khác, đây chỉ là 1 pathway của việc sướng.
Trên phương diện sinh học thì khi bạn ôm hôn người khác, bạn có social life, đồng nghĩa với việc bạn có cơ may sinh tồn và duy trì nòi giống.
Cảm giác hạnh phúc là một phần thưởng và là kim chỉ nam khi bạn làm điều đúng, thuận theo tự nhiên.
Giả sử mục đích cuộc đời là hạnh phúc, thì mua hoá chất về tiêm cho khoẻ, mất công ăn mặc đẹp tốn thời gian cua gái để ôm hôn làm gì?
Nghe chích thuốc như con nghiện có vẻ trừu tượng?
Ví dụ cụ thể hơn.
Bạn có thể sống productive và cố gắng bằng 3 việc: đọc sách, ăn uống healthy, và vận động.
Sự sung sướng từ 3 việc này rất thanh (subtle), và để sướng với 3 việc này thì bạn cần khả năng tập trung và hardwork.
Trong khi đó, bạn có thể làm 3 việc thay thế, rất dễ mà sướng hơn nhiều: lướt social media thay vì đọc sách, ăn đồ béo (kem, pizza) thay vì đồ healthy, chơi game thay vì vận động.
Không khó để thấy sự khác nhau giữa loại người đầu và loại thứ hai.
Hạnh phúc không chỉ là cái sướng của thể xác, mà nó còn là cái sướng của tinh thần.
Những cảm giác như sự an toàn, cuộc đời có ý nghĩa, tình yêu, tình bạn, sự tôn trọng… thuộc phạm trù tinh thần.
Nhưng chung quy thì bạn luôn tuân theo luật tự nhiên, tránh khổ tìm sướng, chạy theo nhu cầu.
Mỗi người có nhu cầu khác nhau, tùy theo khả năng nhận thức.
Nhìn chung thì nhu cầu con người được mô tả khá chính xác qua tháp nhu cầu Marslow.
Kẻ biết người là trí, kẻ biết mình là sáng – Lão Tử.
Bạn là một cỗ máy, cực kì phức tạp và coherent.
Cơ thể và não bạn là phần cứng. Tương ứng là phần mềm với vô số programs.
Khi bạn xài máy tính, bạn tương tác với những programs nổi (game, microsoft word…) trên màn hình, và bạn có thể tương tác với chúng bằng ngôn ngữ của mình.
Operating system của máy tính không chỉ đơn giản như thế, có hàng tá programs chìm, chạy bằng ngôn ngữ thật của máy tính, aka code, xử dụng raw data với biểu tượng 0 và 1.
Phần mềm sinh học của bạn cũng thế, ngoài program nổi (những thứ bạn có khả năng nhận thức) chiếm chừng 20%, thì phần còn lại là programs chìm, aka tiềm thức.
Hiểu sơ sài thì program là tập hợp các functions (công thức, công cụ).
Bạn cho input vào program, program xử lý data và cho bạn output.
Ví dụ như program phân biệt tốt xấu, bạn nhìn cục cứt thối.
Input là hình dạng và mùi.
Bạn có thể dùng function phân tích hình dạng và mùi (khuẩn trong ruột bạn tạo ra mùi, mùi đó cho bạn biết cứt không có chất dinh dưỡng, và có mầm bệnh, có thể ảnh hưởng tới sự sinh tồn của bạn, nên bạn ghét).
Có người thích ngửi mùi cứt không?
Có thể có, nhưng những người này cũng sẽ có xu hướng ăn cứt, bị nhiễm trùng và chết.
Bạn không thích mùi cứt bởi vì tổ tiên bạn không thích mùi cứt nên sinh tồn và đẻ ra bạn.
Những đứa thích cứt thì chết hết rồi không truyền giống được.
Bạn cũng có thể xài function giả định thay vì function phân tích.
Output là đánh giá của bạn về cục cứt thối.
Nhìn mấy đứa con nít có sợ cứt không?
Khi lớn lên, kinh nghiệm, xã hội và gia đình dạy bạn thì bạn mới học mới biết cứt là xấu.
Chú ý là bạn không hề nghĩ tại sao nó xấu, bạn chỉ biết. Bởi vì ai có thì giờ để nghĩ về cục cứt.
Cục cứt bạn ỉa hôm qua khác cục cứt hôm nay.
Nếu bạn thông minh, dư năng lượng thì bạn phải chạy function phân tích đàng hoàng mỗi khi bạn nhìn 1 cục cứt để đưa ra đánh giá chính xác về cục cứt đó, rất mất công và vô ích.
Thôi thì xài những kinh nghiệm học được từ trước, cứ giả định là cục cứt hôm nay cũng xấu như cục cứt mọi ngày, rồi move on với những việc thật sự quan trọng.
(Hơi ngoài lề tí, việc chữa bệnh bằng phân đã có từ xưa, hiện nay thì cũng có vài researches về việc dùng phân làm supplement và medicine.
Và cứt của bạn cũng nói lên rất nhiều tình trạng sức khoẻ của bạn.
Bạn nên xài function phân tích đánh giá một tí sau khi ỉa nhé, không cần kĩ đâu, không xài function giả định cứt hôm nào cũng như nhau là tốt.)
Rượu căn bản là chất thải của yeasts, cũng độc như cứt.
Đưa cho 1 đứa nhỏ mà không giải thích tính năng của rượu thì dám cá nó sẽ không uống (nếu gặp đứa nào đã có acquired taste thích uống thì xin thua).
Nhưng bạn vẫn uống ầm ầm, đó bạn đã giả định rượu không có hại và uống được.
Thật ra không có ranh giới rõ ràng giữa program nổi và program tiềm thức.
Như việc thở, tim đập, kiểm soát thân nhiệt, những programs đó vẫn chạy dù bạn không để ý, chúng thuộc về tiềm thức.
Nhưng nếu bạn để ý và biết cách tương tác (dùng ngôn ngữ của programs là xung điện và chất dẫn thần kinh), thì bạn có thể kiểm soát/tương tác với chúng.
Hay như việc suy nghĩ, thoạt nhiên bạn nghĩ nó là program nổi, bạn có thể tương tác.
Nhưng nhìn ví dụ trên, bạn có thực sự biết cách thức bạn tạo ra suy nghĩ?
Bạn có biết suy nghĩ tiếp theo của mình là gì?
Bạn có thể dừng không suy nghĩ?
Hay là bạn lúc nào cũng đang ở autopilot, để programs tự chạy mà không biết chuyện gì đang xảy ra?
Bạn đơn giản chỉ là một cỗ máy chạy programs, cỗ máy quá phức tạp và bạn không hiểu cách nó làm việc.
Những gì bạn biết chỉ là giả định và niềm tin.
Bạn tạo ra một mô hình thế giới của bạn, dựa trên data của thế giới thật/ultimate reality.
Ví dụ, ánh sáng (hạt photon/wave với wavelength từ 400 năm -700 nm chạm vào mắt bạn, mắt bạn chuyển năng lượng đó thành xung điện/tín hiệu, tín hiệu này truyền tới visual cortex, phần não này xử lý và chuyển tín hiệu tới hypothalamus, từ đó lại chuyển qua cerebral cortex, rồi bạn nhận thức/nhìn thấy thế giới, trong đầu bạn.
Cùng một câu chuyện cũ tương tự cho những giác quan khác, mọi thứ đều là sự rung động/năng lượng/thông tin, các giác quan của bạn như cái antenna, nhận tín hiệu, chuyển nó thành xung điện-tín hiệu mà não có thể xử lý.
Những dòng ánh sáng ngoài tầm nhìn của bạn thì sao, não bạn không xử lý chúng.
Những âm thanh ngoài với tần số ngoài tầm nghe thì sao, bạn không xử lý chúng.
Tất cả mọi thứ bạn đang trải nghiệm được tạo ra trong tâm trí bạn.
Your perception is your reality. Perception is controlled hallucination, and hallucination is uncontrolled perception.
Vậy thì, có cách nào biết những thứ xung quanh bạn là thật?
Định nghĩa của “thật” là gì? Có lẽ bạn đang mơ một giấc mơ rất consistent?
Có lẽ bạn đang ở trong matrix?
Những bản năng, xu hướng suy nghĩ và hành động, aka programs, phải chăng được download từ đâu đó?
Bạn đã để chúng tự động chạy và bạn tưởng như bạn đang kiểm soát chúng?
Nếu bạn đã đọc kinh Phật hay học về Ấn Độ giáo, bạn có lẽ đã biết chuyện gì đang xảy ra.
Sau này sẽ có bài viết giải thích tại sao bạn không chỉ là cỗ máy, bạn không chỉ là tập hợp phần cứng và phần mềm với những programs mà bạn không biết chúng chạy như thế nào.
Bạn thật ra còn là linh hồn quan sát, thường hằng, vô sanh vô tử.
Hiện tại bạn có thể làm gì?
Hãy tỉnh thức, tập quan sát, xem những programs đang chạy trong đầu mình vận hành như thế nào.
Đó là bước đầu tiên của metaprogramming, khả năng xem những programs như data, sau đó phân tích và nâng cấp những programs đó.
Nếu bạn không hiểu programs hiện nay như thế nào thì làm sao có thể biến đổi chúng?
Bước đầu của bát chánh đạo là chánh kiến.
Ví dụ, khi gặp một vấn đề khó khăn, như 1 bài toán khó, 98 x 45 = ?, bạn có thể dùng lý trí để giải quyết.
Tốt thôi, nhưng bạn có biết bạn còn có thể dùng trí tưởng tượng, trí nhớ, thậm chí trực giác để giải toán?
Có bao giờ bạn gặp bài toán khó, bạn bỏ đó, take a nap hay đi bộ, một lúc sau thì kết quả tự tới?
Như đã nói trong bài giới thiệu: thế giới của bạn phụ thuộc vào nhận thức (consciousness) của bạn, nhận thức khác nhau dẫn đến thế giới quan khác nhau (ví dụ như những vấn đề của người lớn thì con nít chả thể hiểu nổi, và ngược lại).
Thế giới/ultimate reality phức tạp hơn bạn tưởng.
Hiện tại thì mình chỉ viết những thứ thuộc về khoa học, những thứ cụ thể đã được chứng minh. Để người không biết gì còn có khả năng tra cứu và hiểu.
Một buổi chiều đẹp trời, bạn đang ở trong phòng, xài máy tính chơi game thì bỗng nhiên màn hình phụt tắt.
Bạn check màn hình và cpu, bạn không thấy lỗi gì cả.
Bạn bước ra khỏi phòng, cả nhà bạn tối om, bạn nghĩ nhà bạn mất điện.
Bạn bước ra ngoài đường, thấy mọi người đang bước ra khỏi nhà, bạn nghĩ là cả khu phố mất điện.
Sau một thời gian, thì mọi người báo cho bạn biết là trái đất đã chịu một trận solar flare.
Thế giới thực là một mạng lưới với vô số biến, có biến to (như mặt trời), có biến nhỏ (như cái màn hình máy tính của bạn), tất cả đều đan xen ảnh hưởng đến bạn.
Ở ví dụ trên, thực tại là tất cả mọi thứ, cả hệ mặt trời, là cơ thể bạn, là chiếc giường quyển sách trong phòng bạn, là ấm nước trà trong bếp nhà bạn; nhưng bạn không hơi đâu mà cảm nhận hết mọi thứ.
Bạn chỉ tương tác với những gì bạn đang chú tâm vào (những gì bạn “muốn”), đó là những thứ liên quan đến việc chơi game của bạn.
Việc chơi game thật ra liên quan từ những linh kiện trong máy tính của bạn, những người đang chơi với bạn, hệ thống internet và điện với những người quản lý, v.v… nhưng đó là những thứ bạn không thể quan sát được.
Thế giới của bạn, được xây dựng từ nhận thức (perception) của bạn, là 5 giác quan: cụ thể là thị giác (bạn nhìn vào màn hình, nhân vật game), thính giác, có lẽ bạn có tí chú tâm vào xúc giác; có lẽ bạn chẳng để ý là bạn còn có vị giác và khứu giác (bởi vì “thế giới” mà bạn đang chú tâm vào không cần 2 giác quan đó).
Khi vấn đề nào đó phát sinh, gây xáo trộn thế giới của bạn, bạn buộc phải tìm kiếm nguyên nhân và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề.
Ở đây, trước tiên bạn check thế giới của bạn (hiện nay là cái máy tính).
Khi bạn không giải quyết được vấn đề, bạn buộc phải NÂNG CAO NHẬN THỨC, aka tầm nhìn, khi đó thế giới của bạn mở rộng hơn: bạn bước ra khỏi phòng, khỏi nhà, và bạn nhận thêm được nhiều thông tin.
Rất tiếc, thông tin bạn nhận được đó là [solar flares gây mất điện và internet], VƯỢT QUÁ TẦM XỬ LÝ của bạn.
Và bạn không còn chơi game được nữa.
Bạn là một cỗ máy nhận, xử lý, và tạo ra thông tin.
Không chỉ suy nghĩ, kiến thức mới là thông tin.
Vật chất (bản chất của nó là năng lượng, hiểu theo dạng electromagnetic wave/rung động điện từ cũng được) cũng là một gói thông tin.
Thức ăn là một gói thông tin, bạn nhận/ăn nó, programs là hệ thống tiêu hóa xử lý chuyển hóa gói thông tin đó, một phần thành năng lượng cho bạn, còn lại thì thải ra ngoài.
Cuộc sống của bạn có tốt hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và xử lý thông tin của bạn, và programs càng xịn thì việc xử lý thông tin càng mượt.
Thật ra thì cuộc sống không là gì khác ngoài việc trao đổi thông tin/năng lượng.
Cuộc sống tốt là cuộc sống với dòng chảy thông tin/năng lượng không bị nghẽn.
Ví dụ như bạn bị mù thì bạn không thể đọc, và bạn không thể tiếp thu thông tin từ quyển sách.
Hay bạn đang học lớp 10, bắt bạn giải bài toán lớp 12; có thể bạn quá thông minh, programs bạn quá xịn và bạn hack được; nhưng thường thì bạn cần những thông tin của năm 11 và 12 để xử lý bài toán lớp 12.
Cơ bản thì bạn không kiểm soát được môi trường, input và output.
Cơ may của bạn là khả năng program của bạn, chiếc hộp.
Việc nâng cao nhận thức giống như việc mở rộng chiếc hộp để nó bao trùm các vòng tròn input và output xung quanh.
Programs bản chất nó cũng là thông tin, một dạng thông tin về xu hướng phát triển của thông tin.
Bạn dùng thông tin sẵn có để xử lý thông tin mới input.
Càng có nhiều thông tin sẵn có thì càng có nhiều lựa chọn/ xu hướng để xử lý input, giải quyết vấn đề
Nếu nhận thức của bạn có thể nhận thức được toàn bộ thế giới, thực tại của bạn là ultimate reality thì bạn biết hết mọi thứ rồi, tất cả mọi vòng tròn input và output đều ở trong cái hộp, khỏi cần xử lý thông tin, bạn đơn giản chỉ quan sát và chill.
Bạn có thể đốn ngộ, nhận ra bản chất thực tại; hoặc bạn có thể tu luyện, để nâng cao nhận thức.
Điều này có nghĩa là bạn phải thay đổi thế giới bạn “muốn” và thế giới bạn quan sát được, và việc đầu tiên là phải xử lý những thông tin bị nghẽn để tiếp thu thông tin mới.
Tiếp thu thông tin mới đồng nghĩa với việc mở rộng tầm nhìn, mở rộng dòng chảy.
Sau đó xử lý để dòng chảy được lưu thông. Và vòng lặp cứ tiếp tục như thế.
Nói theo kiểu kiếm hiệp, nội công là nhận thức/tầm nhìn, và chiêu thức là programs xử lý thông tin.
Nội công bạn mạnh thì bạn sử chiêu thức đơn giản nó cũng thành cao siêu, dùng vô chiêu thắng hữu chiêu.
Nhưng nếu nội công bạn quá yếu, thì bạn cần luyện cải thiện chiêu thức, chiêu thức thuần thục thì nội công càng tăng, nội công càng tăng thì chiêu càng mạnh.
Có thể bạn nghĩ từ đó đến nay mình vẫn sống khỏe, việc gì phải nâng cao tầm nhìn và cải thiện programs?
Khi tầm nhìn bạn nâng cao thì bạn mới biết cái gì đang thực sự chi phối bạn.
Ví dụ như những programs tiềm thức quyết định bạn muốn gì, bạn ghét gì?
Hay ai và chính phủ nào đang dùng tiền thuế của bạn để làm gì?
Cải thiện programs để giải quyết những vấn đề đó và đạt tự do.
Đôi lúc, cuộc đời bắt bạn mở rộng tầm nhìn và xử lý thông tin.
Khoan nói tới những nhà triết gia nhận ra sự phức tạp quá độ của thực tại mà lâm vào trầm cảm và rơi vào hố thẳm của tư tưởng và chủ nghĩa hư vô.
Khi họ mở rộng tầm nhìn, họ nhận ra mình đang ở underground, có quá nhiều thông tin để xử lý, có quá nhiều vấn đề để giải quyết.
Ví dụ đơn giản cho người thường là khi môi trường thay đổi: bạn tốt nghiệp đại học và thất nghiệp, hay chia tay người yêu, hay mất việc, hay mất đi chỗ dựa tài chính…
Bạn muốn nước đến chân mới nhảy, khi gặp vấn đề thì mới lo cải thiện bản thân?
Đề nghị bạn tham khảo khái niệm butterfly effect và quantum entanglement (spooky action at a distance).
Ngoài lề khoa học một tí, như đã nói ở trên thế giới thực là một mạng lưới, vô số biến, mà mỗi biến đều tương tác với nhau.
Nó kì diệu đến mức một cánh bướm đập ở Brazil cũng có thể liên quan đến trời mưa ở Việt Nam và việc bạn gặp người yêu của bạn như thế nào.
Khi ở nhận thức khác thì thời gian không phải là một đường thẳng của quá khứ hiện tại tương lai.
Karma không phải là nhân quả; mà bạn lúc nào cũng ở eternal now, Karma là sự vận hành của tâm thức, mọi thứ đều là duyên và đều tùy theo những duyên khác để biểu hiện.
Để hiểu rõ về 1 thứ gì đó thì bạn phải hiểu toàn thể thực tại.
Cho đến khi bạn hiểu bản chất của thực tại thì mọi thứ bạn biết đều là giả định và niềm tin.
Bản thân khoa học cội nguồn của nó cũng là giả định/lý thuyết.
Khi một hệ thống lý thuyết hoạt động một cách consistently thì nó được cho là đúng, cho đến khi có một hệ thống mô tả thực tại tốt hơn được chứng minh.
Khoa học là một công cụ; nói cách khác thì nó cũng là một program, 1 xu hướng xử lý thông tin.
Bản thân người viết cũng chả biết mình đang ở đâu, vẫn còn trong quá trình tu luyện, cải thiện programs.
Hiện tại sẽ chỉ chém về cách cải thiện những programs căn bản như ăn uống ngủ nghỉ vận động, thuộc phạm vi khoa học; sống lành mạnh là tiền đề của nhận thức level 1.
Các bài viết sẽ thiên về lý thuyết hoá sinh, cơ chế hoạt động của cơ thể, để bạn có 1 cái nhìn sâu hơn và rõ hơn, cho nên sẽ hơi khó tiêu hoá.
Ban đầu chỉ có thể hiểu 1 mẩu nhỏ, nhưng từ từ khi bạn nắm được bức tranh lớn thì nhận thức mới thay đổi rõ rệt. Nếu bạn muốn self-help đơn giản thì cứ xem Youtube cho nhẹ nhàng.