Quán chiếu bản thân, một cuộc đời không có nhìn nhận thì không đáng sống
Thất bại trong việc quán chiếu bản thân một cách cẩn thận sẽ dẫn tới những khốn khổ cho chính mình và người xung quanh.
Quán chiếu là khả năng quan sát cách tâm trí của bạn làm việc, điều có giá trị lớn lao cho cuộc sống của bạn.
Theo một số nhà tâm lý học nhận thức thì việc quán chiếu là nguồn gốc của nhiều thành tựu trong lịch sử như nghệ thuật, văn hóa và những phát minh khoa học.
Quán niệm cũng là cách để bạn hiểu rõ bản thân mình hơn.
Thường thì khi đưa ra những quyết định quan trọng như mua cái gì hay chọn ngành học nào, trường nào người ta thường dựa trên cảm tính và những ảo tưởng.
Quá nhiều người chọn theo ngành quản trị kinh doanh vì suy nghĩ muốn làm sếp và ngành này học ra thì làm gì cũng được, sale bđs, môi giới chứng khoán, đa cấp cũng được… no offense lol.
Hoặc là trào lưu mua táo (Iphone), táo nào mới là có người Việt mua ngay.
Những người từng xài cục gạch nghe gọi chọi chắc cũng không tin được có ngày người ta tranh nhau mua một cục nghe gọi không chọi được có giá bằng chiếc xe máy.
Với người không theo dõi có khi nhìn vào mấy hột trân châu phía sau con Iphone đời mới đó, người ta cũng không biết nó là đời 10 mấy hay có chữ S, plus gì đâu.
Ai hay đổi điện thoại chia sẻ tôi biết lý do với nhé.
Sau khi có những quyết định sai lầm dựa trên cảm xúc rồi thì ta có xu hướng dựng nên những câu chuyện về bản thân vì sao ta lại quyết định như vậy, đặng khi có ai hỏi thì còn biết đường trả lời.
Nội dung chính của bài viết
Chúng ta ai cũng là những chuyên gia trong lĩnh vực lừa dối bản thân.
Sau một thời gian thiền định thì việc này sẽ ngày một rõ ràng.
Bởi vì không có một tờ giấy hướng dẫn sử dụng nào cho tâm trí cả, nên rõ ràng là ta nên ngồi xuống và học cách sử dụng bằng cách quan sát nó vận hành ra sao.
Tâm lý học là những công cụ hữu ích để hiểu về khoa học thần kinh, nhưng đây chỉ là những thông tin từ bên ngoài vào và những thông tin này cũng rất giới hạn với sự hiểu biết của ta.
Cái hiểu sâu hơn nó nằm ở khả năng quán niệm, nơi mở ra những tiềm năng to lớn để cải thiện phẩm chất đời sống và hạnh phúc của bạn.
Trong thế giới hiện đại ngày nay thì sự chật vật sinh tồn đang dần được thay thế bởi sự chật vật đi tìm ý nghĩa, tìm sự trọn vẹn, ít nhất là trong những xã hội phương Tây.
Ít nhiều chắc ai cũng đã từng tự hỏi “điều gì mới thực sự làm mình hạnh phúc?”
Và câu trả lời thì không hề đơn giản như câu hỏi.
Những người Hy Lạp cổ đại tự cho mình cái quyền để ngồi xuống và nhìn ngắm những vì sao và tự hỏi thế giới quanh ta vận hành như thế nào.
Và quan trọng hơn hết là cái thứ nằm trong đầu chúng ta vận hành như nào.
Làm sao để nâng cấp cuộc sống?
Bây giờ chúng ta đang ở một thời đại khác của lịch sử, nơi mà hầu hết tất cả chúng ta nếu muốn, có thể ngồi xuống và làm giống họ.
Nếu bạn có thắc mắc con người ta có còn tiến hóa không thì xin chia buồn, có lẽ là không.
Tạm biệt mắt lazer nhìn xuyên quần áo và khả năng ngưng đọng thời gian.
Về sinh lý học thì cơ thể con người đã không có gì thay đổi trong vài ngàn năm qua.
Tiến hóa chỉ xảy ra khi một loài sinh vật cần phải thích nghi với môi trường sống và thời tiết xung quanh.
Môi trường sống nhân tạo con người sống trong vài ngàn năm qua đã dừng tiến trình tiến hóa của ta lại.
Có tiến hóa nữa thì chắc người mọc thêm rễ để ngồi trên ghế được lâu hơn hoặc tay mọc ra gì đó giữ điện thoại, chuột không tốn sức, tôi đùa thôi haha.
Vì vậy nếu dạy một người ở thế kỷ 1 toán cao cấp, có khi họ còn học nhanh hơn bạn, do đầu óc họ không bị nhiễu bởi công nghệ ngày nay.
Bạn và họ hàng bạn ở thế kỷ 1 không khác nhau mấy, nhưng xã hội của hai người là một trời một vực, bên nào trời bên nào vực thì chưa biết.
Thất bại trong việc quán chiếu bản thân một cách cẩn thận sẽ dẫn tới những khốn khổ cho bản thân và người xung quanh.
Bạn có thể phung phí nhiều năm cho một công việc không yêu thích, kết giao sai người, tập tành những thói quen xấu.
Nhiều người dành cả đời mình để lặp đi lặp lại những sai lầm và để tận hưởng những khoái lạc không có điểm dừng, không bao giờ trải nghiệm được cuộc sống trọn vẹn là như thế nào.
Để không trượt dài trong chủ nghĩa hưởng lạc, thì ta nên học hỏi từ những người xưa, những người làm chủ được bản thân mình.
Như Socrates từng nói: “the unexamined life is not worth living” – một cuộc đời không có nhìn nhận thì không đáng sống.
Nghĩ đến những bậc phụ huynh khao khát con mình thành công trong trường lớp và cố gắng thúc đẩy, đầu tư tiền bạc của cải để the golden kid (con nhà người ta) đi theo đúng kỳ vọng của mình xem.
Việc này có thể nói là họ không có khả năng quán niệm con người mình để thấy được tâm tham và cái bản ngã của họ.
Bởi vì thành công của con cái không phải là vật tô điểm cho bản ngã của cha mẹ.
Thay vì sống vì thành công của người khác thì sống vì thành công của bản thân có lẽ sẽ tốt hơn.
Và thậm chí nếu họ dùng cũng số tiền đó để con cái mình được theo đuổi đúng thứ chúng yêu thích thay vì bắt chúng làm con nhà người ta thì chúng còn yêu thương họ nhiều hơn nữa.
Nếu bạn là người không dễ gần, hay phán xét mọi thứ hoặc đang mắc vào những thói quen xấu làm bạn thường xuyên tự trách bản thân sau đó.
Bạn không muốn biết nguồn cơn những việc này sao?
Chống cự lại những thứ gây xao nhãng và mạnh mẽ nhìn nhận lại bản thân mình bằng cách luyện tập khả năng quán chiếu là bước đầu trong quá trình cải thiện bản thân.